RFID – công nghệ tỷ đô đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Trong đó, nổi bật nhất là ứng dụng trong thu phí không dừng.
RFID – Công nghệ phát triển mạnh mẽ theo thời gian
RFID (Radio Frequency Identification) hay gọi là Nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Công nghệ RFID là một công nghệ của tương lai, thay vì phải quét từng mã vạch trên từng sản phẩm qua một chiếc máy quét mã vạch như trước. Bây giờ chúng có thể nhận biết các đối tượng thông qua một hệ thống không dây.
Những năm 1940 – Công nghệ radar được sử dụng để xác định máy bay địch và máy bay thân thiện trong Thế chiến II. Về mặt kỹ thuật, đây là lần đầu tiên sử dụng RFID. Năm 1948 – Nhà khoa học và nhà phát minh Harry Stockman tạo ra RFID và được ghi nhận với phát minh này. Năm 1963 – Nhà phát minh RF Harrington hình thành các ý tưởng RFID mới bao gồm phân tán dữ liệu và thông tin. Năm 1977 – Tấm giấy phép truyền RFID đầu tiên được tạo ra. Năm 2000 – Hơn 1000 bằng sáng chế đã được gửi bằng công nghệ RFID. Năm 2015, thị trường RFID được định giá 26 tỷ USD trong khi đó thị trường năm 2005 chỉ ở mức 1,95 tỷ đô la, tăng 24 tỷ đô. Đến thời điểm hiện tại mức tăng thị trường RFID đã lên gấp 3 lần so với thời điểm 2015.
RFID – mang đến giải pháp quản lý tài sản tối ưu
Ngày nay với công nghệ 4.0, Mạng di động 5G băng thông lớn, Internet vệ tinh, việc áp dụng Nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) giúp đồng bộ hoá hệ thống từ đồ vật, vật nuôi, thiết bị hay phương tiện với máy chủ, hệ thống an ninh, nhà quản lý hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia… RFID thực sự là công nghệ mang đến giải pháp tối ưu nhất để quản lý tài sản.
Doanh nhân Nguyễn Tuệ Văn người đam mê công nghệ
Để hiểu rõ hơn về những ưu việt của công nghệ RFID trong đời sống hiện nay, anh Nguyễn Tuệ Văn (1983) – Quản lý đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông và CNTT tại Hà Nội với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm công nghệ thông tin chia sẻ:
Nguyên lý hoạt động RFID: Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi thiết bị RFID tag (Thẻ RFID) trong vùng hoạt động sẽ thu nhận năng lượng sóng này rồi phát lại cho thiết bị RFID Reader (Thiết bị đọc RFID) biết mã số của mình. Từ đó thiết bị RFID reader nhận biết được RFID tag nào đang trong vùng hoạt động.
Hệ thống RFID: RFID tag có thể thay thế cho các mã vạch trên các sản phẩm có bán tại các siêu thị bán lẻ. Thay vì phải đưa thiết bị vào sát mã vạch để quét, RFID cho phép thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào cả.
Thiết bị RFID Reader (hay còn gọi là đầu đọc RFID): dùng để đọc thông tin từ các thẻ, có thể đặt cố định hoặc lưu động, thiết bị di động smartphone đời cao cũng đã được trang bị tính năng này…
Antenna: là thiết bị liên kết giữa thẻ và thiết bị đọc. Thiết bị đọc phát ra tín hiệu sóng để kích hoạt và truyền nhận với thẻ.
Server: phần mềm vi tính, nhu nhận, xử lý dữ liệu, phục vụ giám sát, thống kê, truy vấn cơ sở dữ liệu, điều khiển,…
Ứng dụng thực tế trong cuộc sống
Quản lý tài sản, vật dụng: Ứng dụng trong các hệ thống bán hàng, quản lý hàng hoá của siêu thị, kho bãi gửi xe, ID điện tử, số hoá hệ thống và vật nuôi. Ứng dụng văn minh được đưa vào thiết bị di động cá nhân (Smartphone) dùng để chia sẻ, đọc hoặc nhận thông tin cá nhân Email, tài khoản mạng xã hội, số điện thoại, thông tin thanh toán… Thẻ thư viện điện tử, vé điện tử, thẻ tín dụng, căn cước công dân, giấy phép lái xe…
Ứng dụng thu phí không dừng, kiểm soát tốc độ phương tiện vận tải: Giúp quản lý giám sát hàng triệu phương tiện thông qua hệ thống thu phí không dừng tự động, giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cũng như nhân sự tham gia vào hệ thống, không còn thời gian chờ, không lãng phí vào in ấn vé, thẻ từ, giám sát chặt chẽ các hệ thống thu phí, quản lý bến bãi gửi xe, kho hàng.
Nuôi trồng, nghiên cứu động vật: Để các mặt hàng thủy sản xuất khẩu có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật vào được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU… và giúp khách hàng biết được nguồn gốc sản phẩm, việc áp dụng công nghệ thông tin và công nghệ RFID trong theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm nông sản, thủy sản ở nước ta là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá, tạo uy tín và giá trị cao đối với các mặt hàng xuất khẩu.
Với sự phát triển vũ bão của công nghệ việc ứng dụng RFID vào cuộc sống giúp đồng bộ hoá hệ thống, tăng năng suất, giảm sức lao động tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu vẫn còn cao cần có quy mô lớn, hệ thống lớn sự hỗ trợ từ nhiều cấp, nhiều đơn vị lớn để triển khai… Trong tương lai công nghệ RFID sẽ chiếm lĩnh thị phần lớn trong hầu hết các hệ thống cung ứng, quản lý và ứng dụng.
Cùng thảo luận với anh Nguyễn Tuệ Văn qua facebook:
https://www.facebook.com/vannt16.vt
Hãy chia sẻ để thành công các bạn nhé!